Quá tải điện
Quá tải là hiện tượng dòng điện tăng lên vượt quá giá trị định mức (1,1 ÷ 1,8Iđm) của thiết bị điện nhưng vẫn chưa có khả năng gây nguy hiểm cho thiết bị.
Nếu dòng điện này vẫn nằm trong giới hạn cho phép thì thiết bị vẫn làm việc bình thường, nếu nó vượt quá giá trị cho phép nó trở thành sự cố cần phải loại trừ.
Nguyên nhân gây ra quá tải là thiết bị điện làm việc quá công suất của chúng, ví dụ động cơ trong máy giặt phải giặt với khối lượng lớn hơn quy định, …
Tác hại của hiện tượng quá tải: làm cho thiết bị điện bị lão hóa, nhanh hư hỏng, phát nóng mạnh.
Để bảo vệ các thiết bị khỏi hiện tượng quá tải người ta dùng thiết bị bảo vệ quá tải là rơle nhiệt hoặc cầu chì. Khi dòng điện vượt quá giá trị định mức của thiết bị thì bộ bảo vệ vẫn cho thiết bị làm việc thêm một thời gian đặt trước rồi mới cắt nguồn điện.
Nguyên nhân gây ra quá tải là thiết bị điện làm việc quá công suất của chúng, ví dụ động cơ trong máy giặt phải giặt với khối lượng lớn hơn quy định, …
Tác hại của hiện tượng quá tải: làm cho thiết bị điện bị lão hóa, nhanh hư hỏng, phát nóng mạnh.
Để bảo vệ các thiết bị khỏi hiện tượng quá tải người ta dùng thiết bị bảo vệ quá tải là rơle nhiệt hoặc cầu chì. Khi dòng điện vượt quá giá trị định mức của thiết bị thì bộ bảo vệ vẫn cho thiết bị làm việc thêm một thời gian đặt trước rồi mới cắt nguồn điện.
Ngắn mạch
Ngắn mạch hay còn gọi là đoản mạch, chập mạch là hiện tượng dòng điện tăng rất cao gấp hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng ngàn lần so với bình thường do dây dẫn chạm đất, do chạm chập giữa các pha,…
Khi xảy ra ngắn mạch thì điện trở tại điểm đó gần bằng 0 nên dòng điện tăng lên rất cao. Ngắn mạch là tình trạng sự cố nghiêm trọng của lưới điện, xảy ra trong thời gian rất ngắn (vài ms), gây hậu quả lớn như cháy, nổ, hư hỏng thiết bị.
Ngắn mạch xảy ra ở nhiều dạng khác nhau: chạm đất một pha qua điện trở nhỏ, chạm đất hai pha, chập các dây pha, dây lửa và dây nguội chạm nhau,…
Để loại trừ nhanh mạch điện bị sự cố ngắn mạch người ta dùng các thiết bị bảo vệ tự động như aptomat, cầu chì lắp ở đầu điểm đấu nối của dây dẫn điện.
Mạng điện công trình hay xảy ra hiện tượng ngắn mạch do các nguyên nhân sau:
- Lớp vỏ cách điện bị bong gây chạm vào các điểm đất như vỏ tủ điện, kết cấu thép,…
- Chuột, côn trùng cắn đứt vỏ bảo vệ dây cáp điện trong tủ điện
- Các điểm nối dây không chắc chắn nên bị bung ra chạm vào vỏ thiết bị.
- Các mối nối sau khi thi công, quấn băng keo cách điện không tốt nên bị bong.
Hiện tượng rò điện
Rò điện là hiện tượng dây dẫn bị chạm ra vỏ thiết bị hoặc chạm xuống đất nhưng dòng điện rất bé từ vài mA đến vài chục mA hoặc vài trăm mA.
Khi có rò điện thì thiết bị vẫn hoạt động bình thường nên con người không nhận biết được hiện tượng này.
Nguyên nhân gây rò điện là do lớp vỏ cách điện bị bong tróc và ruột dẫn điện chạm ra vỏ thiết bị với điện trở lớn.
Rò điện gây ra nguy hiểm cho người chạm vào vỏ thiết bị vì con người chỉ chịu được dòng điện ≤ 10mA, nếu vượt quá giá trị này thì tính mạng bị đe dọa. Ngoài ra rò điện gây nguy cơ cháy nổ rất cao vì nó làm nóng chỗ bị chạm nên dễ sinh ra tia lửa.
Để bảo vệ tránh hiện tượng rò điện người ta dùng thiết bị bảo vệ dòng rò, gọi là RCD.
Kết luận
Qua bài viết trên, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn các hiện tượng ngắn mạch, quá tải và rò rỉ điện. Hẹn bạn ở các bài viết khác.